Tìm hiểu về nguyên nhân thoái hóa khớp

0

Theo các số liệu thống kê gần đây, thoái hóa khớp chiếm tới 10,41% các bệnh lý về xương khớp. Chưa dừng lại ở đó, con số này đang có xu hướng tăng dần theo thời gian. Thoái hóa khớp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường nhật đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hiểu được nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp sẽ giúp bạn có cách phòng tránh căn bệnh này từ sớm cũng như có hướng điều trị, chăm sóc thích hợp để các triệu chứng thoái hóa khớp không trở nên nghiêm trọng hơn.

Trước tiên, chúng ta cần biết thoái hóa khớp là gì?

Ở đầu các xương có một lớp mô mềm bao bọc, gọi là sụn. Lớp sụn này có chức năng như một lớp đệm, vừa giúp bảo vệ đầu xương, vừa giúp các xương trượt lên nhau dễ dàng khi cử động. Theo thời gian hoặc do các tác động bên ngoài, lớp sụn này mòn đi, các xương mất đi lớp bảo vệ, trở nên yếu, dễ bị tổn thương. Đồng thời, các cử động khớp trở nên khó khăn do các xương ma sát trực tiếp lên nhau, gây đau và cứng khớp. Theo suckhoekhop thì lý này chính là thoái hóa khớp, hay còn được biết đến với tên gọi là viêm xương khớp.

Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa khớp?

Về cơ bản, nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp là do sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Các yếu tố dẫn đến sự tổn thương này bao gồm:

Sự lão hóa tự nhiên

Tuổi tác càng tăng, quá trình tái tạo tự nhiên của cơ thể lại càng giảm, tốc độ và số lượng sụn khớp mới sản sinh không đủ để bù đắp cho lượng sụn khớp đã mất đi. Mặt khác, cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacarit, làm sụn khớp mất dần tính đàn hồi và chịu lực. Khi đó, xương dưới sụn phải gánh áp lực và dễ bị tổn thương, dẫn đến thoái hóa khớp.

Thống kê của WHO cho thấy, hơn 80% người trên 55 tuổi ở Mỹ mắc bệnh thoái hóa khớp. Một nghiên cứu khác cho thấy, 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80 bị thoái hóa khớp.

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp, tuy nhiên căn bệnh này đang dần “trẻ hóa” trong thời gian gần đây.

Sau độ tuổi mãn kinh, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp cao gần gấp đôi nam giới do sự suy giảm nội tiết tố kéo theo sự suy giảm dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp khiến sụn bị yếu đi.

Các chấn thương

Các khớp rất dễ bị tổn thương nếu  gặp các chấn thương như rách, vỡ sụn khớp, bong gân, trật khớp, chấn thương dây chằng. Các khớp từng bị tổn thương sẽ trở nên yếu và dễ gặp các tổn thương khác hơn. Trên thực tế, một khớp từng tổn thương có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao gấp 7 lần một khớp bình thường. Các vận động viên thể thao, diễn viên múa ballet là những người dễ bị thoái hóa khớp do nguyên nhân này.

Những trường hợp bị thoái hóa khớp do chấn thương thường phải gánh chịu nhiều cơn đau đớn hơn so với các nguyên nhân khác.

Các biểu hiện của thoái hóa khớp có thể xảy đến chỉ một vài năm sau chấn thương, tuy nhiên cũng có trường hợp đến tận cả thập kỷ sau mới phát bệnh.

Khớp phải làm việc quá mức

Các áp lực lặp đi lặp lại ở khớp có thể khiến sụn khớp bị mài mòn nhanh chóng dẫn đến thoái hóa khớp. Những người lao động nặng như bốc vác hoặc liên tục hoạt động ở các tư thế cơ thể bất lợi như cúi người, ngồi xổm hoặc leo cầu thang thường dễ bị thoái hóa khớp bàn tay, khớp gối và khớp háng do các khớp này phải hoạt động liên tục với cường độ mạnh.

Lối sống

Thừa cân, béo phì khiến các khớp trong cơ thể phải gánh chịu áp lực lớn hơn, khiến chúng nhanh bị bào mòn, hư hại, thậm chí vỡ ra. Theo Quỹ Viêm khớp, cứ mỗi kg trọng lượng thừa ra, khớp gối phải gánh chịu áp lực tương đương 1,8kg. Ví dụ, một người thừa 10kg, khớp gối sẽ phải chịu áp lực tương đương 18kg. Nếu tính đến số lượng bước chân mỗi ngày, bạn sẽ thấy cơ thể phải chịu một áp lực lớn đến nhường nào. Thêm vào đó, những người thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn khác, lại càng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Béo phì có thể gây ra thoái hóa khớp gối

Lối sống lười vận động khiến dịch khớp và sụn khớp không được điều tiết thường xuyên, dẫn đến giảm khả năng thích ứng khi vận động, dễ bị chấn thương.

Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…; làm việc trong môi trường căng thẳng;… khiến hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị tấn công trước các viêm nhiễm cũng là các nguyên nhân gián tiếp dẫn đến thoái hóa khớp ở người trẻ.

Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi cũng khiến xương trở nên yếu, không đủ sức chống chịu trọng lượng cũng như tần suất hoạt động của cơ thể. Bạn có thể bổ sung bằng cách dùng thuốc bổ khớp có bán tại doctorbest

Di truyền

Bệnh sử cho thấy những người có người thân bị thoái hóa khớp thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người bình thường. Lý giải cho điều này có thể kể đến một số nguyên do như:

  • Các yếu tố sai lệch xương, khớp khiến sụn và xương dưới sụn dễ tổn thương hơn trước các hoạt động thường ngày.
  • Cơ địa già sớm khiến tốc độ lão hóa của cơ thể, trong đó có sụn khớp tăng nhanh, cũng dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.
Có thể bạn sẽ thích

Bình luận hỏi đáp

Your email address will not be published.