V-SYNC là gì ? Cách hoạt động của V-Sync

Nếu bạn chưa quen với chơi game trên PC, thì chắc chắn bạn sẽ bối rối về tất cả các tùy chọn đồ họa được tìm thấy trong gần như mọi menu tùy chọn của trò chơi PC. Trong số các tùy chọn đó thường có một hộp kiểm với V-Sync, được viết bên cạnh Vậy, chính xác thì V-Sync là gì và nó thực sự làm gì? Làm thế nào nó hoạt động? Nó sẽ làm tổn thương tốc độ khung hình của bạn? Đọc và tìm hiểu!

0

V-SYNC là gì ?

V-Sync có nhiệm vụ loại bỏ hiện tượng rách màn hình.

Khi nào xảy ra hiện tượng màn hình bị rách xé ? Hiện tại, đa số các máy tính đều có cấu hình khá mạnh cho nên việc xảy ra hiện tượng xé màn hình rất hiếm, trừ khi các bạn chơi các game nặng. Hiện tượng màn hình bị rách ( mọi người hay gọi là giật lag ) khi không có sự đồng bộ giữa điểm số FPS, và điểm số làm mới của màn hình máy tính. GPU máy tính của bạn có khả năng chơi game tốc độ FPS 60 nhưng màn hình máy tính của bạn quá cùi không thể hiện thì tần số làm mới ( refresh rate ) ở 60 HZ thì lúc này bạn sẽ thấy hiện tượng giật lag màn hình

Hầu hết các màn hình chơi game chính đều làm mới ở tần số 60 Hz, có thể hiển thị 60 khung hình mỗi giây. Nó chung, bất cứ khi nào tốc độ điểm FPS vượt quá điểm số hiển thị làm mới màn hình thì sẽ xảy ra tình trạng xé màn hình

V-Sync hoạt động như thế nào ?

Cách thức hoạt động của V-Sync khá đơn giản. Nhiệm vụ của V-Sync là giới hạn FPS tối đa đồng bộ với tốc độ làm mới của màn hình. Sau khi bật, V-sync sẽ ngăn việc xé màn hình xảy ra do GPU đã bị giới hạn FPS để cần bằng những gì màn hình có thể hiển thị.

V-Sync có ảnh hưởng đến FPS không ?

V-Sync thực sự có thể giảm FPS tối đa của bạn hơn nữa không?

Câu trả lời ngắn gọn là . V-Sync có thể giới hạn tốc độ khung hình của bạn ở mức thấp nhất là 30 FPS trong trường hợp GPU của bạn không thể hiển thị ổn định 60 khung hình mỗi giây.

Lựa chọn thay thế V-Sync

Có hai lựa chọn thay thế cho V-Sync đã khắc phục được nhược điểm làm giảm FPS đó là : G-Sync của Nvidia và FreeSync của AMD .

Cả hai công nghệ trên đều thuộc sở hữu của Nvidia và AMD có thể thể loại bỏ hiện tượng rách màn hình mà không làm giảm FPS khi chơi game.

Nhược điểm của 2 công nghệ này là cả GPU và màn hình phải hỗ trợ công nghệ giống nhau.

Bạn có nên bật V-Sync?

Trong trường hợp bạn không có màn hình có khả năng G-Sync hoặc FreeSync, câu hỏi vẫn là: bạn có nên sử dụng V-Sync không?

Lời khuyên của mình là hãy tự mình kiểm tra GPU của bạn hoạt động như thế nào trong một số trò chơi nhất định. Nếu khi bật V-Sync FPS không bị giảm đi hoặc không xảy ra tình trạng giật lag thì mình nghĩ nên bật chức năng này

Ngược lại, nếu bạn bật V-syc mà điểm số FPS của bạn đang là 60 mà bị tụt xuống 30, 1 con số quá lớn thì và gây ra tình trạng giật lag thì chúng ta không nên bật chức năng này.

Bạn có thể kết hợp với việc, setting game của bạn chơi xuống mức thấp nhất, để khi bật V-Sync sẽ không gây ra tình trạng giật lag

Nếu bạn đã thử hết cách rồi mà vẫn không ổn, thì tốt nhất bạn nên bật V-sync. Mặc dù điểm số FPS sẽ giảm thấp hơn, nhưng trải nghiệm 30 FPS mượt mà sẽ tốt hơn so với 60+ FPS bị rách màn hình liên tục.

Nếu bạn không muốn bị giảm FPS khi bật chức năng V-Sync, mình khuyên các bạn đầu tư mua màn hình có công nghệ FreeSync hoặc G-Sync. Bạn có thể xem danh sách các màn hình chơi game tốt nhất trong tầm già 2 triệu ngay tại đây .

Có thể bạn sẽ thích

Bình luận hỏi đáp

Your email address will not be published.